Một số kiến thức y tế cần biết

Thứ hai - 20/04/2020 21:33
Một số kiến thức y tế cần biết
5 KỸ NĂNG Y TẾ CƠ BẢN ĐỂ CỨU MÌNH VÀ CỨU NGƯỜI

Kỹ năng 1: Biết cách mở đường thở và cách đặt bệnh nhân nằm
            Một người bất tỉnh, dù vì nguyên nhân gì, đều dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn đường thở, có thể dẫn đến tử vong. Bạn có thể mở đường thở cho bệnh nhân bằng cách hơi nghiêng đầu của bệnh nhân và nhấc hàm của họ về phía trước, sau đó đặt họ nằm nghiêng.
Bước 1. Mở đường thở bệnh nhân
          Tư thế đầu ngửa sau, nâng cằm là một động tác giúp lưỡi không bị tụt vào trong, thông thoáng đường thở.
Bước 2. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng gồm các thao tác như hình minh họa
Hình 1: Thông đường thở bằng cách ngửa đầu nạn nhân ra sau và nâng cằm như đã hướng dẫn ở phần trên
Hình 2: Đặt cánh tay nạn nhân ở phía gần bạn nhất trong tư thế 90°
Hình 3 – Hình 4: Lấy cánh tay còn lại của nạn nhân, mu bàn tay nạn nhân áp vào một bên gương mặt
Hình 5: Co chân phía xa vị trí của bạn, một tay giữ bàn tay áp má của nạn nhân, một tay bạn giữ đầu gối (nếu bạn thả tay ra thì tứ chi nạn nhân sẽ không giữ được vị trí vì lúc này hệ thống cơ hoàn toàn không hoạt động)
Hình 6: Trong lúc giữ tay và đầu gối của nạn nhân, bạn lăn nạn nhân nhẹ nhàng sang phía của bạn. Dù nạn nhân có to cỡ nào thì bạn cũng lăn rất dễ dàng nếu bạn làm đúng các thao tác này.
Hình 7: Rút bàn tay của bạn đang nằm dưới đầu nạn nhân, đặt đầu nạn nhân cổ ngửa ra sau, miệng mở để trong trường hợp nạn nhân ói, chất dịch sẽ chảy ra ngoài chứ không chảy ngược vào trong
Hình 8: Bạn đặt nạn nân nằm nghiêng với 1 tay co 90°, một tay áp dưới mặt, 1 chân co, một chân duỗi như hình để nạn nhân không bị lật úp mặt dưới nền đất. Sau khi hoàn tất tư thế nằm nghiêng bạn đắp chăn cho nạn nhân (vì khi bị bất tỉnh nạn nhân bị lạnh) và gọi cấp cứu lúc này.
Kỹ năng 2: Ép trực tiếp lên vết thương để cầm máu
           Có nhiều vết thương gây chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch. Nếu có vết thương chảy máu, điều đầu tiên phải làm là cầm máu. Trước khi cầm máu hãy cố gắng rửa tay để tránh nhiễm trùng, sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế, tiến hành:
           Cho người bị nạn nằm xuống, nâng cao phần bị mất máu lên phía trên. Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. Tuyệt đối không cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu. Dùng vải sạch hoặc bông băng ép chặt lên thành của các mạch máu vết thương trong vòng ít nhất là 20 phút, không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa (thêm bông băng nếu cần thiết).
           Nếu vết thương ở cánh tay, nâng cao vết thương lên vị trí cao hơn tim và nén chặt bằng một miếng gạc sạch.
           Nếu máu không ngừng chảy, có thể buộc ga rô hoặc sử dụng các hợp chất cầm máu để cầm máu. Dùng ga rô ép chặt động mạch tại các vị trí sau:
• Chặn vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách.
• Chặn vị trí phía sau đầu gối, gần háng.
          Chỉ khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.
 

Kỹ năng 3: Pha dung dịch bù nước đường uống
            Những người bị bệnh nặng và bị thương thường cảm thấy buồn nôn và không muốn uống nước. Do bệnh nặng hoặc chấn thương, ruột của họ thường phản ứng chậm và không hoạt động tốt như bình thường. Dung dịch bù nước đường uống có thể cải thiện tình trạng của họ và thậm chí cứu sống họ.
           Dung dịch bù nước đường uống là cách tốt để cung cấp chất lỏng và chất điện giải cho cơ thể. Vì bệnh nhân bị bệnh và bị thương thường không muốn uống bất cứ thứ gì, nên bạn sẽ phải cho họ uống một lượng nhỏ thường xuyên. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho 5 ml cứ sau 2 - 3 phút, sau đó 150 ml mỗi giờ và 1,5 lít trong 10 giờ.
Kỹ năng 4: Đảm bảo uống nước sạch, hợp vệ sinh
          Dù có khát đến mức nào, đừng uống đại bất cứ loại nước nào bạn gặp. Hãy đảm bảo uống nước sạch và an toàn. Uống nước không tinh khiết hoặc không sạch có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng.
Kỹ năng 5: Rửa tay
          Rửa tay bằng xà phòng và nước là một thực hành đơn giản có thể cứu sống bạn, nhưng nó gần như bị lãng quên hoặc bỏ quên hoàn toàn.
         Tại sao rửa tay lại quan trọng như vậy? Cần phải cọ xát tay với nước để rửa sạch vi khuẩn, làm điều này có thể làm giảm đáng kể việc truyền bệnh truyền nhiễm.


 

Tác giả: Lê Thị Thu Ngân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay405
  • Tháng hiện tại15,325
  • Tổng lượt truy cập1,007,033
Văn bản Phòng

2819/QĐ-UBND

Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ngày ban hành: 30/09/2024

354/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 26/09/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 26/09/2024

83/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 24/05/2024. Trích yếu: Tổ chức các hoạt động hè cho học sinh năm 2024

Ngày ban hành: 24/05/2024

360/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5

Ngày ban hành: 24/04/2024

56/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 16/05/2024. Trích yếu: Tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Ngày ban hành: 16/05/2024

Phần mềm quản lý
Phòng chống Covid-19
PHHS
GV hưu
26_3_2020
cổng trường
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây