CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 VÀ THÔNG TƯ 27 ĐÁNH GIÁ HSTH

Thứ ba - 15/12/2020 21:08
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
Những điểm mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Chương trình tổng thể Chương trình giáo dục phổ thông mới
PHÒNG GD&ĐT TX BẾN CÁT        Tân Định, ngày 03 tháng 9 năm 2020    
TRƯỜNG TH TÂN ĐỊNH                     

 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
     Những điểm mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Chương trình tổng thể Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó đối với cấp tiểu học bao gồm những điểm mới như sau:
Ø Lộ trình
Chương trình giáo dục 2018 được thực hiện từ năm học 2020 - 2021
- Năm học 2020 - 2021: Lớp 1
- Năm học 2021 - 2022: Lớp 2 - lớp 6
- Năm học 2022 - 2023: Lớp 3 - lớp 7 - lớp 10
- Năm học 2023 - 2024: Lớp 4 - lớp 8 - lớp 11
- Năm học 2024 - 2025: Lớp 5 - lớp 9 - lớp 12
I/ Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là:
    1. Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
      2. Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính
 
chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
      3. Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế.
      4. So với chương trình hiện hành 2006, chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng vừa hình thành kiến thức vừa phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học, dạy học không chỉ cung cấp kiến thức mà phải phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực.

       5. Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
       6. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học theo định hướng vừa hình thành kiến thức vừa phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học.
II/  Các môn học 
      a) Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức;  (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

      b) Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1 và 2)
       So với chương trình hiện hành 2006 đang dạy học, ở chương trình GDPT mới cấp tiểu học môn Tin học thêm nội dung Công nghệ và là môn học bắt buộc, tên gọi mới là Tin học và Công nghệ. Môn Thể dục tên gọi mới là môn Giáo dục thể chất. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc. Làm quen tiếng Anh lớp 1, lớp 2 đang thực hiện tại các trường tiểu học hiện nay là môn học tự chọn.

c/ Các hoạt động bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm.
III/ Đánh giá trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông
 
- CT GDPT là căn cứ quản lí chất lượng GDPT, không coi SGK là pháp lệnh mà chương trình là pháp lệnh.
- CT GDPT bảo đảm phát triển phẩm chất (5 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực (3 NL chung: tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; 7 NL đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất) của người học.
- CT GDPT bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với CTGD mầm non, CTGD nghề nghiệp và CTGD đại học
- CT GDPT được xây dựng theo hướng mở:
+ Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung GD cốt lỗi, bắt buộc đối với HS, đồng thời trao quyền chủ động, trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung GD và triển khai kế hoạch GD phù hợp với đối tượng HS và điều kiện của địa phương góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
+ Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS, nội dung GD, phương pháp GD và việc đánh giá kết quả GD, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả SGK và GV phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
+ Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ và yêu cầu thực tế hiện nay.
IV/ Thời lượng giáo dục
      Chương trình Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết học 35 phút, chương trình tiểu học mới dạy học thông qua các hoạt động, một tuần không quá 35 tiết.

- CT GDPT mới có số môn học được giảm rệt:
 
+ Chương trình các môn học ở GDPT mới sẽ có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành. Trong đó, hoạt động trải nghiệm là chương trình bắt buộc xuyên suốt tất cả các cấp học.
Chương trình mới chia thành hai giai đoạn: giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến 12).
Bậc tiểu học có 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, thời lượng học 2 buổi/ngày, mỗi buổi không quá 7 tiết, mỗi tiết không quá 35 phút.
Bậc THCS có 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, thời lượng một buổi/ngày, mỗi buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết học 45 phút.
Giáo dục THPT gồm 7 môn học, hoạt động bắt buộc và 5 môn học lựa chọn. Thời lượng một buổi/ngày, mỗi buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 45 phút.
+ Đặc biệt, chương trình mới chú trọng giáo dục thể chất, với thời lượng học môn này chiếm 6-7% tổng thời lượng học, tăng 35 tiết so với hiện hành. Ở cấp THPT, học sinh còn được học Giáo dục quốc phòng và an ninh, một môn học có tác dụng hỗ trợ giáo dục thể chất.
- CT GDPT mới giảm tải chương trình, chú trọng thực tiễn:
+ So với hiện hành, nội dung các môn học có sự giảm tải với nhiều điểm mới, chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực cho người học, đặc biệt là khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học được vào giải quyết vấn đề của thực tiễn. Từ các năng lực đó, mỗi môn xác định nội dung và yêu cầu cần đạt riêng.
+ Chương trình mới lấy việc phát triển phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh làm mục tiêu, lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp và giảm bớt đáng kể kiến thức kinh viện, làm cho bài học nhẹ nhàng hơn. Không chỉ vậy, giảm tải còn thông qua việc tăng cường dạy học phân hóa, tự chọn; thực hiện phương pháp dạy học mới; đổi mới việc đánh giá kết quả giáo dục.
-----------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GD&ĐT TX BẾN CÁT        Tân Định, ngày 03 tháng 11 năm 2020    
TRƯỜNG TH TÂN ĐỊNH            

      THÔNG TƯ 27/TT - BGDĐT QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ
 HỌC SINH TIỂU HỌC
     Thực hiện Thông tư số 27/2020/TT - BDGĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên học sinh lớp 1 được đào tạo theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Để thống nhất với Chương trình mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 27 về đánh giá học sinh tiểu học với những điểm mới như sau:
ØĐánh giá theo lộ trình
-  Từ năm học 2020 - 2021: dành cho học sinh lớp 1
- Từ năm học 2021 - 2022: dành cho học sinh lớp 2
- Từ năm học 2022 - 2023: dành cho học sinh lớp 3
- Từ năm học 2023 - 2024: dành cho học sinh lớp 4
- Từ năm học 2024 - 2025: dành cho học sinh lớp 5
Ø Những điểm mới
    Theo Thông tư mới, học sinh tiểu học sẽ được đánh giá bằng 02 hình thức là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
    Đánh giá định kỳ được thực hiện bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 27, đánh giá định kỳ được quy định cụ thể như sau:
    Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được chấm điểm 0. Điểm của bài kiểm tra định kỳ
 
không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
Trong khi đó, theo yêu cầu trước đây, giáo viên không được phép cho học sinh điểm 0.
ØGiáo viên được linh hoạt trong đánh giá thường xuyên
    Hiện nay, đối với đánh giá thường xuyên nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
(trước đây, giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời)
    Đối với đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực, giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
(trước đây, giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời).
Ø Thay đổi đề kiểm tra định kỳ
 
Trước đây, đề kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 04 mức thì nay đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 03 mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
Ø Một số thay đổi khác trong đánh giá định kỳ:
Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực (Theo Thông tư 22/2016 là chuẩn kiến thức, kỹ năng) của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
 
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
ØVề sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
  Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
ØHọc sinh được tặng danh hiệu xuất sắc/tiêu biểu hoặc thư khen
   Nếu như trước đây, học sinh chỉ được khen thưởng Học sinh xuất sắc hoặc Học sinh có thành tích vượt trội… thì nay học sinh tiểu học được tặng danh hiệu Học sinh xuất sắc hoặc Học sinh tiêu biểu.
   Danh hiệu Học sinh xuất sắc được trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc.
   Danh hiệu Học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện sẽ trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.
    Đặc biệt, từ năm nay, giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.
 
      Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/10/2020 và kế thừa Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay619
  • Tháng hiện tại15,539
  • Tổng lượt truy cập1,007,247
Văn bản Phòng

2819/QĐ-UBND

Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ngày ban hành: 30/09/2024

354/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 26/09/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 26/09/2024

83/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 24/05/2024. Trích yếu: Tổ chức các hoạt động hè cho học sinh năm 2024

Ngày ban hành: 24/05/2024

360/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5

Ngày ban hành: 24/04/2024

56/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 16/05/2024. Trích yếu: Tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Ngày ban hành: 16/05/2024

Phần mềm quản lý
Phòng chống Covid-19
PHHS
GV hưu
26_3_2020
cổng trường
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây